Theo khái niệm của pháp luật, Pháp nhân được hiểu là một tổ chức độc lập về kinh tế và độc lập về tư cách pháp luật. Có cơ quan điều hành, được tổ chức chặt chẽ theo quy định trong điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định thành lập của pháp nhân.
Hiện nay pháp nhân được chia thành hai loại đó là Pháp nhân thương mại và Pháp nhân phi thương mại.
Pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Ví dụ: các công ty (trừ công ty tư nhân) hay các tổ chức kinh tế. Và được điều chỉnh bởi Luật dân sự, Luật doanh nghiệp và các pháp luật liên quan.
Pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có thì lợi nhuận cũng không được phân chia cho các thành viên. Điển hình cho loại pháp nhân này là các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức chính trị……Và được điều chỉnh bởi Luật dân sự, Luật về tổ chức bộ máy nhà nước, và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để được công nhận là pháp nhân thì tổ chức phải đáp ứng 4 điều kiện sau:
- Được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với pháp nhân thương mại là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thì để thành lập doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức phải tuân thủ quy định tại Luật doanh nghiệp. Hiện nay theo quy định có các loại hình doanh nghiệp sau đây: Doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn (Viết tắt là TNHH) một thành viên, Công ty TNHH hai thành viên trở lên, Công ty hợp danh, công ty cổ phần.
Trong đó duy nhất Doanh nghiệp tư nhân không được coi là pháp nhân vì nó không đáp ứng được điều kiện về tài sản và tư cách pháp luật. Còn lại các loại hình khác đều đáp ứng được yêu cầu của pháp luật và đều được thừa nhận là pháp nhân.
Còn pháp nhân phi thương mại, hiện nay tùy vào tính chất và mục đích công việc, việc thành lập pháp nhân phi thương mại được dựa trên luật về tổ chức bộ máy nhà nước và quyết định của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, cơ quan nhà nước nếu được thành lập theo quyết định của các cấp thẩm quyền và quy định của pháp luật thì cũng sẽ coi là pháp nhân.
Và mỗi pháp nhân khi thành lập đều phải có tên gọi bằng tiếng việt. Thể hiện rõ loại hình của pháp nhân, như là công ty TNHH hay công ty cổ phần hay hiệp hội….để phân biệt với các pháp nhân khác. Việc đặt tên của pháp nhân được pháp luật công nhận và bảo vệ.
- Cơ cấu và tổ chức.
Về cơ cấu và tổ chức của pháp nhân, thì pháp nhân phải có tên gọi như đã đề cập tại mục 1, có trụ sở và được tổ chức chặt chẽ theo điều lệ của pháp nhân hoặc trong quyết định của pháp nhân. Trong đó:
- Trụ sở của pháp nhân là nơi pháp nhân đặt cơ quan điều hành của pháp nhân. Là địa chỉ liên lạc của pháp nhân. Trong trường hợp thay đổi trụ sở thì pháp nhân phải thông báo công khai và thực hiện thủ tục theo quy định của pháp luật.
- Điều lệ của pháp nhân là văn bản thể hiện rõ tên gọi, mục đích, phạm vi hoạt động, địa chỉ, vốn, người đại diện theo pháp luật, cơ cấu tổ chức,….và các điều khác về hoạt động của pháp nhân
- Mỗi pháp nhân phải có người đại diện theo pháp luật như giám đốc hay tổng giám đốc, chủ tịch….để đại diện cho pháp nhân trong các hoạt động thường ngày, pháp luật hay trước các cơ quan nhà nước.
- Trong quá trình hoạt động pháp nhân có thể chia pháp nhân, sáp nhập pháp nhân, chuyển đổi hình thức pháp nhân hay giải thể pháp nhân. Tuy nhiên, đều phải tuân theo quy định của pháp luật và phải được công bố thông tin công khai.
- Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhân khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
Đối với điều kiện này có thể hiểu rằng, đối với mỗi pháp nhân, tài sản của pháp nhân là hoàn toàn của pháp nhân, pháp nhân có quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến tài sản của mình mà không phải chịu tác động hay chi phối của bất kể chủ thể nào khác. Mọi khoản vốn mà các cá nhân, tổ chức góp vào pháp nhân đều là của pháp nhân, các chủ thể đó sẽ không còn quyền quyết định đối với phần tài sản mình đã góp mà sẽ là do pháp nhân quyết định.
Như đã đề cập Doanh nghiệp tư nhân không thể trở thành pháp nhân là vậy. Bởi vì tài sản của doanh nghiệp gắn liền với chủ sở hữu, không có sự tách biệt rõ ràng và chủ sở hữu có thể quyết định liên quan toan bộ đến vấn đề tài sản.
Khác với doanh nghiệp tư nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản các nhân của chủ doanh nghiệp, các cá nhân, tổ chức tham gia pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng số vốn mà mình đã cam kết, góp vào doanh nghiệp.
Pháp nhân sẽ chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình chứ không liên quan, phụ thuộc vào tài sản của bất kỳ chủ thể cá nhân, tổ chức nào khác.
- Nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập.
Vì Pháp nhân là một tổ chức được thành lập hợp pháp, được tổ chức chặt chẽ và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Do đó khi tham gia quan hệ pháp luật pháp nhân tham gia bằng tư cách của mình một cách độc lập.
Pháp nhân có thể quyết định mọi vấn đề của mình như một chủ thể bình thường trong pháp luật mà không liên quan đến các chủ thể khác. Pháp nhân cũng sẽ có những quyền hạn và nghĩa vụ như một chủ thể bình thường theo quy định của pháp luật.
Trong tố tụng, pháp nhân có thể là nguyên đơn, bị đơn hay là tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan. Pháp nhân thể hiện các quyền đó thông qua người đại diện theo pháp luật của mình.
Mọi thông tin liên quan đến nội dung pháp nhân, Quý khách vui lòng liên hệ Công ty Cổ phần The Spaces để được tư vấn chi tiết.
CÔNG TY CỔ PHẦN THE SPACES
Văn phòng tại Hà Nội: Phòng A8, tầng 29, Tòa Đông, Lotte center Hà Nội, 54 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội, Việt Nam
Văn phòng tại Hồ Chí Minh: Tầng 72, Vincom Landmark 81, số 208 đường Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam